Tào Tháo

Tào Tháo (tiếng Trung: 曹操; Về âm thanh nàyphát âm (trợ giúp·thông tin); (155– 15 tháng 3 năm 220), biểu tự Mạnh Đức (孟德), tiểu tự A Man (阿瞞) là nhà chính trị, nhà quân sự và còn là một nhà thơ nổi tiếng cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đã đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Ông được con trai truy tôn là Thái Tổ Vũ Hoàng đế (太祖武皇帝)

Tào Tháo

Thái Văn Cơ (Thái Diễm)

Thái Diễm (chữ Hán: 蔡琰), cũng đọc là Sái Diễm, tự Chiêu Cơ (昭姬), nhưng sau trùng huý với Tư Mã Chiêu nên người đời sau đổi thành Văn Cơ (文姬)[1]. Bà là một trong những nữ văn nhân đầu tiên của Trung Hoa và là nữ thi nhân duy nhất trong những văn sĩ trứ danh thời kì Kiến An, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp. Một nữ sĩ tài hoa mà bạc phận, bà là tác giả của Bi phẫn thi (悲憤詩), một thi phẩm được coi là một kiệt tác thể loại thơ tự sự của văn học Kiến An và của thơ ca cổ điển Trung Quốc[2]. Ngoài ra, bà còn giỏi lý số, thơ phú, hùng biện và âm luật.

Thái Văn Cơ

Chân Cơ (Chân Lạc)

Về nhân vật cùng họ, cũng có danh hiệu hoàng hậu của nhà Tào Ngụy, xem bài Chân hoàng hậu. Đừng nhầm với nữ thần Lạc Thần. Chân hoàng hậu (tiếng Trung: 甄皇后; 26 tháng 1 năm 183 - 4 tháng 8, 221), còn được gọi là Chân Mật (甄宓[1]) hoặc Chân Lạc (甄洛), đương thời xưng là Chân phu nhân (甄夫人), là nguyên phối phu nhân của Tào Ngụy Văn Đế Tào Phi, vị Hoàng đế đầu tiên nhà Tào Ngụy. Bà là mẹ của Tào Ngụy Minh Đế Tào Duệ, người kế vị của triều đại này. Nổi tiếng với nhiều truyền thuyết xoay quanh mình, Chân phu nhân được lưu truyền trong dân gian với sắc đẹp lộng lẫy, đã làm say mê Tào Tháo, Tào Phi cùng Tào Thực. Có một câu nói trong dân gian được cho là ở thời Tam Quốc dùng để miêu tả sắc đẹp của bà: "Giang Nam hữu Nhị Kiều, Hà Bắc Chân Mật tiếu"[2]. Bên cạnh đó, nguyên nhân về việc Tào Phi sau khi xưng Đế lại ban chết cho bà, đến nay vẫn thực sự gây tranh cãi, có hai thuyết chính được đưa ra: Tào Phi ghen khi Chân phu nhân được Tào Thực yêu mến, nên ban chết để thỏa cơn giận; một thuyết khác là vì Quách Nữ Vương muốn đoạt sủng, dèm pha Chân phu nhân đến nỗi bị chết oan. Cũng có cách nói gộp vào cả hai ý trên, thực hư thế nào, vẫn không thể kiểm chứng, song những thuyết trên đều được sử dụng trong điện ảnh khi nói về bà. Đương thời khi còn sống, bà chưa từng được phong làm Hoàng hậu mà chỉ được gọi là Chân phu nhân. Khi Tào Duệ lên ngôi, truy tôn mẹ đẻ thụy hiệu Văn Chiêu hoàng hậu (文昭皇后).

Chân Cơ
Tào Tháo
Thái Văn Cơ
Chân Cơ

Triệu Vân

Triệu Vân (chữ Hán: 趙雲, bính âm: Zhào Yún;[2] (150 - 230), tự Tử Long (子龍), là danh tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là công thần khai quốc nhà Thục Hán, là một vị tướng võ nghệ dũng mãnh, có mưu lược và tận trung vì nước, được binh sĩ Thục Hán ca ngợi là "Hổ uy tướng quân".[3] Ông thường được dân gian xem là nhân vật đứng thứ ba trong Ngũ hổ tướng (chức danh hư cấu trong tiểu thuyết), sau Quan Vũ, Trương Phi và trên Mã Siêu, Hoàng Trung. Tuy nhiên, cuốn sử Tam Quốc Chí sử gia Trần Thọ lại xếp Triệu Vân cuối cùng trong "Quan Trương Mã Hoàng Triệu truyện"[4] dựa trên thực tế là sau khi Lưu Bị lên ngôi vương, Triệu Vân chỉ được phong làm Dực quân tướng quân, địa vị và chức tước đứng sau bốn người kia[1] khi Lưu Thiện truy phong tước hầu cho 4 vị tướng Quan - Trương - Mã - Hoàng, Triệu Vân cũng không ở trong số đó (nhờ các tướng lĩnh dâng sớ, tới năm sau thì ông mới được truy phong tước hầu)[5] Chiến tích nổi bật nhất của Triệu Vân là từng 2 lần xông pha cứu được ấu chúa Lưu Thiện. Là vị tướng có tài năng xuất chúng và tấm lòng tận trung nên ông luôn được triều đình Thục Hán tin tưởng. Chức vụ của ông tuy không cao bằng 4 tướng kia, nhưng ông lại có được vinh dự mà nhiều tướng lĩnh khác không có được, đó là được phong làm "Trung hộ quân". Đây là chức vụ thống lĩnh cấm quân bảo vệ nơi ở của nhà vua, chỉ có những tướng lĩnh vô cùng được tin tưởng mới được giao cho trọng trách này (nhưng cũng vì phải ở hậu phương bảo vệ hoàng đế nên cơ hội lập công trên chiến trường của Triệu Vân cũng ít đi rất nhiều). Người đời sau đánh giá rất cao tài năng và tấm lòng trung nghĩa của ông. Triệu Vân và Quan Vũ là 2 vị võ tướng duy nhất trong thời Tam quốc được vinh dự thờ tại Lịch đại Đế Vương miếu (được nhà Minh, nhà Thanh xây dựng, trong đó thờ 40 quan văn và 40 võ tướng được đánh giá là tài năng và tận trung nhất qua các triều đại). Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Triệu Vân được mô tả với ngoại hình khoác áo bào trắng, cưỡi ngựa trắng và là cận vệ của Lưu Bị, thực ra mô tả "toàn màu trắng" này được lấy cảm hứng từ Trần Đáo, người chỉ huy đội quân thân vệ Bạch Nhị dưới trướng Lưu Bị. Cuộc đời Triệu Vân đã trải qua chinh chiến gần 40 năm, lập nên nhiều chiến tích lẫy lừng, lại 2 lần cứu được ấu chúa, nên được tôn xưng là "Thường thắng tướng quân".

Triệu Vân

Quan Vũ

Quan Vũ (chữ Hán: 關羽, bính âm: Guān Yǔ,?-220),[1] hay Quan Công, tự Vân Trường (雲長), là một vị tướng nổi tiếng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, nhưng thất bại của ông khi đóng giữ Kinh Châu là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhà Thục Hán bị suy yếu đáng kể. Trong dân gian, Quan Vũ thường được xem là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi, và là người đứng đầu trong số Ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung. Thực tế, các tài liệu lịch sử không có ghi chép về việc Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi từng làm lễ kết nghĩa (chỉ ghi rằng họ có quan hệ rất thân thiết, "ân tình như anh em"); chức danh Ngũ hổ tướng cũng chỉ là hư cấu (tuy nhiên đúng là Quan Vũ đã được phong làm Tiền Tướng quân, chức vụ cao nhất trong quân đội Thục Hán).[2] Quan Vũ là được đánh giá là vị tướng có tài năng, võ nghệ dũng mãnh, được người đương thời nhận xét là "sức địch vạn người, hổ thần một thời, có phong độ quốc sĩ"[3] "có tài và có nghề"[4]. Về tính cách, ông tuy có nhược điểm là kiêu ngạo, hay quát mắng người khác[4] và cư xử có những lúc nông nổi[5] – tất cả đều dẫn đến cái chết của ông – nhưng ưu điểm của ông là lòng can đảm, tôn sùng lễ giáo, hào hiệp trượng nghĩa, sự kiên cường và lòng trung thành tuyệt đối, những ưu điểm này được người dân đánh giá rất cao, ngay cả Tào Tháo cũng khâm phục và coi ông là một "nghĩa sĩ thiên hạ". Ông được người đời sau coi là một biểu tượng của những đức tính "Danh lợi không đổi lòng, Giàu sang không dâm loạn, Nghèo hèn không nhụt chí, Oai vũ không khuất phục". Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng Quan Công (關公) đã được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581-618), tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng v.v... và sau này là phim ảnh, với những chiến tích (cả có thật lẫn hư cấu) và phẩm chất đạo đức được đề cao. Hơn 500 năm sau khi chết, vào năm 782, Quan Vũ được Đường Đức Tông đưa vào Võ miếu, nơi thờ cúng các danh tướng trong lịch sử; sau đó lại được các hoàng đế nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh phong tước, phong đế, được thờ cúng ở nhiều nơi. Nhờ Thanh Thái Tổ là người hâm mộ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa,[6] vào thế kỷ 17 ông được các hoàng đế nhà Thanh (1636–1912) tôn vinh là Võ thánh, một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc. Ông cũng là vị võ tướng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc có 1 điện thờ riêng tại Đế vương miếu (được nhà Minh, nhà Thanh xây dựng, trong đó thờ những vị quan văn, võ tướng tài năng và tận trung nhất qua các triều đại), và phần lớn các võ miếu ở các làng xã Trung Quốc đều có tượng thờ ông với hình mẫu là mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt đao và/hoặc cưỡi ngựa xích thố.

Quan Vũ

Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng (chữ Hán: 諸葛亮/ 诸葛亮; bính âm: Zhūgě Liàng;[1] 181 – 234), biểu tự Khổng Minh (孔明),[2] hiệu Ngọa Long (臥龍), là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục, và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Quý Hán (Thục Hán) thời Tam Quốc. Gia Cát Lượng đã giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc Tam quốc, liên minh Thục-Ngô chống Ngụy. Ông được cho là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử.[3] Tuy nhiên, năm chiến dịch đánh Tào Ngụy do ông phát động đều không thành công, cuối cùng ông bị bệnh mất trong doanh trại. Không chỉ có tài năng hơn người, ông còn nổi tiếng với tấm lòng tận trung báo quốc, "cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi". Con trai và cháu nội của Gia Cát Lượng cũng kế thừa chí nguyện bảo vệ nhà Hán của ông và đã anh dũng tử trận khi nhà Thục Hán sắp sụp đổ, tạo nên tấm gương "Trung nghĩa truyền gia thế vô song, Ba đời trung liệt chiếu sử xanh" nổi tiếng lịch sử của nhà Gia Cát. Gia Cát Lượng cũng là vị quan văn duy nhất thời Tam quốc được thờ tại Đế vương miếu (được nhà Minh, nhà Thanh xây dựng, trong đó thờ phụng 40 vị quan văn được đánh giá là tài năng và tận trung nhất qua các triều đại). Ông khi còn sống có tước hiệu Vũ hương hầu (武乡侯), sau khi mất có thụy hiệu là Trung Vũ hầu, do đó hậu thế thường hay gọi ông là Vũ hầu (武侯) hay Gia Cát Vũ hầu (诸葛武侯) để tỏ lòng tôn kính. Hình tượng của ông được dân gian ca tụng qua những câu chuyện lưu truyền suốt cả nghìn năm, về sau được La Quán Trung tiểu thuyết hóa và càng trở nên nổi tiếng qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, một trong Tứ đại kỳ thư của văn học Trung Hoa. Trong tác phẩm này, Gia Cát Lượng được mô tả là một vị thừa tướng tài đức song toàn với tài năng "xuất quỷ nhập thần", đoán mưu lập kế như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, là biểu tượng của lòng trung nghĩa và trí tuệ anh minh (Tuyệt nhân là Lưu Bị, tuyệt gian là Tào Tháo, tuyệt trí là Khổng Minh).

Gia Cát Lượng
Triệu Vân
Quan Vũ
Gia Cát Lượng

Tiểu Kiều

Nhị Kiều của Giang Đông (chữ Hán: 江東二喬), là hai chị em sống tại huyện Hoàn, quận Lư Giang (廬江; nay là huyện Tiềm Sơn, tỉnh An Huy), xứ Đông Ngô, đầu thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Danh tính thật của hai chị em chưa được biết đến, vì vậy để đơn giản đời hậu thế gọi người chị là Đại Kiều (大喬; Kiều lớn) và người em là Tiểu Kiều (小喬; Kiều nhỏ). Đại Kiều lấy Tôn Sách, người lập nên nhà Đông Ngô của thời Tam Quốc, trong khi Tiểu Kiểu kết hôn với Chu Du, danh tướng, nhà quân sự tài ba của Tôn Sách và Tôn Quyền.

Tiểu Kiều

Cam Ninh

Cam Ninh có tên tự là Hưng Bá (興霸), người Ba quận, Lâm Giang[1]. Từ trẻ, Cam Ninh là người có sức vóc, thích giao du làm điều nghĩa hiệp. Ông tụ tập một toán thanh niên, tự mình làm thủ lĩnh, hoạt động ngoài vòng pháp luật. Toán quân của ông đeo cung tên, đầu cài lông chim, đeo chuông trên người. Vì vậy khi toán quân đi đến đâu, mọi người nghe tiếng chuông là biết. Cam Ninh rất nổi tiếng trong quận vì lòng nghĩa hiệp cứu người nghèo. Không chỉ hoạt động trên bộ, Cam Ninh còn có được một đội quân có cả thuyền bè, khi đi thuyền thường mặc áo bông đỏ. Khi dừng lại ở đâu, quân Cam Ninh thường dùng áo bông buộc thuyền vào nhau, khi nhổ thuyền đi nơi khác lại cắt bỏ áo bông vứt đi để tỏ sự giàu sang[2]. Các quan sở tại nếu đón tiếp tử tế thì Cam Ninh kết giao với họ, sẵn sàng vì họ xả thân cứu giúp; nếu đón tiếp không chu đáo, ông sẽ cho thủ hạ cướp tài sản, thậm chí giết cả quan lại.

Cam Ninh

Tôn Thượng Hương

Tôn phu nhân (chữ Hán: 孫夫人), 190-266, là một người vợ Hán Chiêu Liệt Đế Lưu Bị, người đã lập ra Thục Hán vào thời kì thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Theo những gì ít ỏi được viết về bà, Tôn thị là con gái duy nhất và là con nhỏ nhất của Trường Sa thái thú Tôn Kiên, và là em gái của Tôn Sách và Tôn Quyền, những người tạo dựng cơ nghiệp nước Đông Ngô, một thế lực từng lập liên minh với Thục Hán trong một thời gian dài trước khi trở mặt. Bà không được ghi lại tên thật, nhưng thường được biết đến với tên Tôn Nhân (孫仁) trong Tam Quốc diễn nghĩa, Tôn Thượng Hương (孫尚香) trong Kinh kịch. Ngoài ra, bà còn có tên khác nữa là Cung Yêu Cơ (弓腰姬).

Tôn Thượng Hương
Tiểu Kiều
Cam Ninh
Tôn Thượng Hương

Chúc Dung

Chúc Dung (tiếng Trung: 祝融; bính âm: Zhù Róng, [tʂu˥˩ʐʊ̃˧˥]), bản danh là Trọng Lê (chữ Hán: 重黎), là một nhân vật huyền sử sống vào thời đế Cốc Cao Tân thị, theo Sử Ký Tư Mã Thiên - Sở thế gia thì ông là chắt của đế Chuyên Húc và là con trai của Quyển Chương.

Chúc Dung

Lữ Bố

Lữ Bố (chữ Hán: 呂布; bính âm: Lǚ Bù) (151 -200), tên tự Phụng Tiên (奉先), là một viên mãnh tướng nổi tiếng và lãnh chúa quân phiệt vào cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Do có công diệt trừ gian thần Đổng Trác, ông được Hán Hiến Đế phong tước hiệu Ôn hầu, nên được gọi là Lữ Ôn hầu (呂溫侯), ban giả tiết, nghi trượng ngang hàng bậc Tam công. Sau này, Lã Bố đã tham gia cuộc chiến quân phiệt, tranh chấp với các thế lực chư hầu lân cận như Lý Thôi-Quách Dĩ, Tào Tháo, Lưu Bị, Viên Thuật, nhưng cuối cùng bị thất bại. Lữ Bố nổi tiếng võ nghệ dũng mãnh, giỏi cưỡi ngựa bắn cung, được xưng tụng là Phi tướng (飛將). Ông có một con ngựa chiến rất ưu việt, thường được gọi là Xích Thố nên người thời đó có câu "Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố" (Người có Lữ Bố, ngựa có Xích Thố).[1] Tuy nhiên, tài mưu lược của ông không được như nhiều đối thủ chính trị khác, lại hay phản phúc vô thường khi hai lần trở mặt giết chủ, cuối cùng bại trận và bị Tào Tháo ra lệnh xử tử. Ông được xem là bản sao chân thật nhất của Nam Cung Trường Vạn, cũng là một vị dũng tướng nổi danh thời Xuân Thu. Đều cùng là những nhân vật có sức mạnh vô địch nhưng lại có những kết cuộc bi thảm.

Lữ Bố

Điêu Thuyền

Điêu Thiền (tiếng Trung: 貂蟬; bính âm: diào chán), thường phiên âm là Điêu Thuyền, là một mỹ nhân xinh đẹp nổi tiếng xuất hiện trong truyền thuyết dân gian Trung Hoa. Nhân vật này được biết đến rộng rãi bắt nguồn từ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa do La Quán Trung hư cấu dựa trên những truyền thuyết dân gian. Với sắc đẹp được ví như Bế nguyệt (閉月; khiến trăng phải thẹn mà nấp sau mây), nàng được xem là một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa trong văn hóa Trung Quốc thời kỳ đương đại. Dù được cho là nhân vật hư cấu từ tiểu thuyết dã sử, nhưng hình tượng Điêu Thuyền vẫn được văn hóa dân gian trân trọng và lưu giữ, được đúc kết tái hiện lại trong các câu chuyện liên quan đến Đổng Trác và Lã Bố trong văn hóa Trung Hoa, phổ biến qua hí kịch gọi Phụng Nghi đình (凤仪亭). Với sắc đẹp và tài năng khéo léo của mình, theo tình tiết của tiểu thuyết, Điêu Thuyền đã vì muốn báo đáp công ơn nuôi dưỡng của cha nuôi Vương Doãn mà nguyện làm cho bánh xe lịch sử phải đổi hướng khi khiến Đổng Trác bị giết bởi Lữ Bố vì giành giật nàng. Dân gian tôn sùng nàng như một người có thật, cho rằng nàng tên Nhâm Hồng Xương (任红昌) được cho là xuất xứ từ trong vở kịch mang tên "Liên hoàn kế", con gái một nhạc kỹ kép hát, người ở Lâm Thao, Định Tây, Cam Túc, có thuyết là ở Hãn Châu, Sơn Tây, lại cho là Mễ Chi, Thiểm Tây. Một số nơi lại cho rằng nàng chính là vợ trước của Tần Nghi Lộc (zh), tức Đỗ Tú Nương (杜秀娘), mẹ của Tần Lãng. Cứ như thế, hình tượng Điêu Thuyền trở nên bất tử trong văn hóa dân gian Trung Hoa./.

Điêu Thuyền
Chúc Dung
Lữ Bố
Điêu Thuyền

TRANG CHỦ ĐĂNG KÝ GIFTCODE ĐĂNG NHẬP Fanpage Group